Gốm sứ Bát Tràng từ lâu đã trở thành một phần văn hóa của người Việt. Những sản phẩm gốm tinh xảo, được làm tỉ mỉ dưới tay những người nghệ nhân chuyên nghiệp khiến ai cũng muốn có một tác phẩm làm từ gốm Bát Tràng trong nhà. Vậy gốm sứ Bát Tràng có nguồn gốc đâu? Quy trình làm như thế nào?
Tại sao lại có tên gọi là gốm sứ Bát Tràng
Gốm sứ Bát Tràng là tên gọi chung cho tất cả loại đồ gốm được làm tại làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Từ “Bát Tràng” theo tiếng Hán, “Bát” có nghĩa là bát ăn, đồ gốm. “Tràng” nghĩa là “cái sân lớn”, ám chỉ mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Ngoài ra,Hiện nay, đình, đền, chùa ở Bát Tràng đều viết “Bát Tràng” theo chữ Hán với hàm ý khuyên răn con cháu “có nghề có nghiệp thì cũng không được quên nguồn gốc”.
Gốm Bát Tràng được bắt nguồn từ đâu?
Gốm sứ Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm do 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn đất Minh Tràng thành lập. Năm dòng họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã tập hợp các nghệ nhân, thợ gốm và gi đình con cháu dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Khi đi qua vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng, 5 dòng họ đã quyết định chọn nơi này lập nghiệp.
Theo nhiều tài liệu, khoảng thế kỉ 15, các cống phẩm cho nhà Minh đã có sự xuất hiện của gốm sứ Bát Tràng. Vào thế kỉ 16, 17. là thời kì hưng thịnh nhất của gốm Bát Tràng.
Gốm sứ Bát Tràng có thể sản xuất được những gì?
Bát Tràng là thương hiệu gốm nổi tiếng tại Việt Nam và lan rộng ra thế giới. Gốm Bát Tràng có thể làm được nhiều món đồ vừa đẹp, vừa chất lượng như: bộ chén, dĩa trưng bày, đồ thờ cúng, ly, bình gốm, và nhiều món đồ khác.
Quy trình để tạo ra sản phẩm gốm Bát Tràng
Để tạo ra những món đồ gốm đẹp mắt, các nghệ nhân Bát Tràng đã phải thực hiện một quy trình công phu, tỉ mỉ
Bước 1: Chọn nguyên và pha đất
Để tạo nên một sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chất lượng thì nguyên liệu là khâu vô cùng quan trọng. Người dân làng Bát Tràng có câu “Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí” thể hiện rõ vai trò rất lớn của nguyên liệu. Đối với làm gốm Bát Tràng, mỗi vùng đất khác nhau sẽ có các đặc điểm về vật lý, chịu lực khác nhau.
Đất để làm gốm bắt buộc phải là loại đất sét cao lanh loại tốt. Sau đó, đất sẽ được tinh luyện, loại bỏ các tạp chất, kim loại nặng để phù hợp làm gốm. Tùy từng loại đồ gốm mà nghệ nhân sẽ pha thêm cao lanh theo mức độ khác nhau.
Đất sét có tính chất rắn nên phải thêm nước cho no rồi dùng mài thái mỏng để mềm hơn. Người làm gốm sẽ dùng chân nhào đất thật kỹ rồi đắp thành từng đống lớn, thái lại nhiều lần tạo ra loại đất có độ mịn, dẻo.
Bước 2: Tạo hình sản phẩm gốm
Tạo hình sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đang được thực hiện qua nhiều công đoạn, cụ thể như sau:
Tạo hình sản phẩm
Phương pháp tạo dáng từ xưa của người thợ Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Những tảng đất có độ dẻo sẽ được các nghệ nhân nặn thành dây dài, to bằng cổ tay. Người thợ sẽ chuốt ngắt từng đoạn, khoanh trũng giữa bằng cách chân phải đạp bàn, tay chuốt, tạo hình đất.
Các sản phẩm gốm từ to, nhỏ đến dày, mỏng đều do người nghệ nhân dùng tay điều khiển, không có khuôn mẫu sẵn. Phương pháp tạo hình bằng bàn xoay thường được dùng để sản xuất những sản phẩm gốm có kích thước lớn.Tuy nhiên kỹ thuật tạo hình bằng tay đã mất dần và ít người thợ còn thực hiện được phương pháp này.
Một phương pháp làm gốm sứ Bát Tràng khác là be chạch, be chạch là hình thức vuốt mẫu sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà. Ngoài ra còn có một kỹ thuật hiện đại khác là đổ khuôn, đổ khuôn là kỹ thuật được các người thợ sử dụng phổ biến vì có thể sản xuất hàng loạt, cho năng suất cao.
Phơi sấy gốm sứ Bát Tràng
Sau khi đã tạo hình được sản phẩm, người thợ sẽ tiến hành phơi sao cho khô, không bị nứt, thay đổi hình dạng gốm. Trước đây, người Bát Tràng thường hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Tuy nhiên, ngày nay đa số người dân sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ cho đến khi nước bốc hơi hết. Tùy theo nhu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất lên vài vùng trên mẫu sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình.
Bước 3: Tạo hoa văn
Để được hoa văn của sản phẩm đẹp nhất bạn có thể làm theo hướng dẫn chi tiết như sau:
Vẽ hoa văn
Đồ gốm sau khi phơi khô sẽ được dùng bút lông vẽ trực tiếp hoa văn họa tiết để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Các hoa văn họa tiết phải hài hòa với dáng gốm. Đôi khi các nghệ nhân sử dụng các lối trang trí hoa văn như đánh chỉ, bôi men chảy để tạo những đường nét hài hòa.
Cắt gọt, khắc sản phẩm
Gốm sau khi được chuốt sẽ được phơi nắng cho đến khi đất se cứng lại thì tiến hành sửa gọt, cạo, nhẵn theo mẫu. Khắc vạch là phương pháp trang trí hoa văn được người thợ dùng chủ yếu. Người thợ sẽ khắc, vẽ trực tiếp lên xương gốm rồi đem nung. Một số sản phẩm gốm có chi tiết có hoa văn khó như khắc chim vào xương gốm sẽ được thực hiện bằng phương pháp in khuôn.
Tráng men gốm sứ Bát Tràng
Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, thợ gốm Bát Tràng có 2 lựa chọn: nung sơ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó tráng men hoặc trực tiếp tráng men lên sản phẩm mộc rồi mới nung. Thường, người thợ chọn phương pháp tráng men trước rồi nung. Sản phẩm trước khi tráng men phải được làm sạch bụi.
Kỹ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men với loại gốm cỡ lớn, nhúng men với loại gốm nhỏ, nhưng kỹ thuật phổ biến nhất là láng men ngoài sản phẩm hay còn gọi làm kim men. Còn đối với nghệ nhân Bát Tràng, quay men và đúc men là bí quyết để ra được món đồ gốm Bát Tràng nổi tiếng. Quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài cùng một lúc khác với đúc men chỉ trang trí trong lòng.
Sau khi tráng men, người thợ tiến hành chỉnh sửa lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nung. Nếu chỗ nào khuyết men thì phải bôi thêm men rồi cạo cắt dò, loại bỏ những chỗ thừa của men.
Nung gốm Bát Tràng
Gốm nung đến kết quả cuối cùng sẽ trải qua quy trình gồm các bước chi tiết như sau:
Lò nung sản phẩm gốm sứ Bát Tràng
Có 3 loại lò đã và đang được dùng nung gốm sứ Bát Tràng
- Lò ếch: Là kiểu lò gốm cổ nhất, từng được sử dụng nhiều nhất tuy nhiên hiện nay đã mất hết dấu tích. Qua các nguồn tư liệu có thể thấy lò có hình dáng giống con ếch dài 7m, bề ngang 3-4m, cửa rộng 2.7m. Lò gồm tổng cộng 3 ống khói thẳng đứng cao 3-3,5m.
- Lò đàn: Lần đầu xuất vào giữa thế kỉ 19. Lò đàn dài 9m, rộng 2,5m và cao 2,6m được chia làm 10 bích bằng nhau. Cửa lò rộng 9m và cao 1m. Lớp vách trong lò được ghép gạch Bát Tràng, lớp gạch ngoài được xây bằng gạch dân dụng.
- Lò hộp, lò đứng: Được dùng từ năm 1975. Lò cao 5m, rộng 9m, bên trong được xây dựng bằng gạch chịu lửa. Lò có kết cấu đơn giản, có 2 cửa và diện tích ít, chi phí thấp, tiện lợi cho quy mô gia đình. Hầu hết các gia đình ở làng Bát Tràng theo nghề gốm đều có lò hộp.
- Lò ga, lò tùy len: Đây là loại lò hiện đại được thợ Bát Tràng dùng nhiều gần đây. Trong quá trình đốt, nhiệt độ được theo dõi qua hỏa kế, nhiệt độ được điều chỉnh bằng nhiên liệu theo cách bán tự động hoặc tự động.
Nhiên liệu
Nghệ nhân làm gốm sứ Bát Tràng thường dùng tích hợp rơm rạ với những loại củi gỗ để làm nguyên liệu chính cho lò gốm. Củi sau khi được bổ sẽ xếp thành đống ngoài trời, phơi sương nắng cho ải ra rồi sử dụng. Còn đối với lò đứng, nguồn nguyên liệu chính là than cám nhàu kĩ với đất bùn với tỷ suất nhất định rồi nặn thành bánh nhỏ phơi khô.
Chồng lò
Sản phẩm mộc sau khi đã hoàn thành sẽ được xếp vào lò nung. Tùy theo loại sản phẩm và hình dáng kích thước bao nung mà có cách xếp riêng miễn sao tận dụng triệt để khoảng khoảng trống của lò
Đốt lò
Ở giai đoạn này, người thợ sẽ tăng nhiệt độ lò nung dần dần để lò đạt nhiệt độ cao nhất, đến khi chín thì hạ nhiệt độ từ từ để cho ra các sản phẩm hoàn chỉnh
Sau khi nung, người thợ sẽ bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để tạo điều kiện cho lò gốm được làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội thường kéo dài 2 ngày 2 đêm. Sau đó thợ mở cửa lò và tiếp tục để nguội 1 ngày, 1 đêm nữa rồi mới gốm ra khỏi lò.
Cách để đánh giá gốm sứ Bát Tràng
Gốm sứ Bát Tràng đẹp sẽ được các nghệ nhân và người mua đánh giá qua các tiêu chí sau:
Qua hoa văn
Các loại gốm Bát Tràng tốt thường ít hoa văn và thường có màu trắng. Vì càng nhiều hoa văn, hàm lượng chì càng cao, gây hại đến sức khỏe người dùng. Đặc biệt các loại hoa văn được in gần mép cốc, nơi tiếp xúc trực tiếp với miệng. Chì sẽ từ miệng, dễ dàng đi vào cơ thể giảm sức khỏe người dùng.
Qua chất men
Gốm sứ đẹp là gốm có lớp men bóng, không sần sùi, rạn nứt hay lẫn tạp chất. Các sản phẩm tốt thường có lớp men mịn màng, bóng loáng, cũng không chứa chất chì, bên ngoài có lớp phủ bảo vệ để tránh trầy xước, tăng khả năng chịu nhiệt độ cao.
Các địa chỉ gốm sứ Bát Tràng uy tín
Một số những địa chỉ hiện đang cung cấp sản phẩm gốm của làng nghề Bát Tràng uy tín, chất lượng nhất gồm có:
Vietclay
Vietclay là địa chỉ bán gốm Bát Tràng uy tín tại Hà Nội. Cửa hàng nằm trên con phố Nhà Chung, nơi được biết đến là Nhà Thờ Lớn nổi tiếng. Lý do nên chọn Vietclay:
- Sản phẩm gốm đa dạng tinh tế
- Đồ gốm được lựa chọn tỉ mỉ bởi đội ngũ có chuyên môn cao
- Hàng luôn cập nhật định kỳ đáp ứng nhu cầu trang trí nhà và thú vui sưu tầm
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp với chính sách đổi trả trong 7 ngày
Gốm sứ Phùng Gia
Gốm sứ Phùng Gia là thương hiệu gốm uy tín và lâu đời nhất đất Hà Nội, được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ của người con họ Phùng tại Bát Tràng. Lý do nên mú gốm sứ Bát Tràng tại Phùng gia như sau:
- Nung trên 1200 độ nên sản phẩm không còn tạp chất trong đất, kết cấu chắc chắn, màu sắc nhã nhặn, thanh tao
- Họa tiết mang cảm xúc chân thành, đẹp đẽ và giá trị cao quý
Kết luận
Gốm sứ Bát Tràng là tinh hoa, tuyệt tác được tỉ mỉ tạo ra dưới tay những người thợ chuyên nghiệp trên đất Bát Tràng. Đồ gốm Bát Tràng không chỉ có tiếng vang trong nước mà còn lan rộng toàn thế giới. Do đó hi vọng bạn sẽ chọn được một món đồ gốm Bát Tràng vừa ý để trung trong nhà.