Matcha còn được gọi với tên khác đó là Mạt trà, loại bột nghiền từ búp non cây trà xanh Tencha. Ở nước ta, loại bột này chỉ mới biết đến vài năm trở lại đây, là hương liệu làm bánh nhưng đã xuất phát từ truyền thống trà đạo ở Nhật Bản trên 1000 năm. Khám phá thêm những thông tin thú vị về Matcha qua một vài chia sẻ dưới đây.
Matcha và trà xanh liệu có phải là một?
Một số người hiện nay vẫn thường nhầm lẫn bột trà xanh và bột Matcha là một. Tuy nhiên, đây là hai sản phẩm riêng biệt. Thành phần chính của bột trà xanh là từ lá trà với màu sẫm. Còn thành phần chính trong bột Matcha lại là búp trà, màu đẹp tươi hơn nhiều. Dưới đây là một vài điểm giúp bạn phân biệt được giữa trà xanh và Matcha:
Đặc điểm của Matcha và trà xanh
Bột Matcha có màu xanh lá cây tươi sáng phân biệt rõ rệt với những loại trà xanh còn lại. Bột xay lập tức tan trong nước hoặc sữa nóng. Xét về mặt kết cấu, Matcha khi chạm vào mịn như nhung. Trong khi trà xanh lại có cảm giác giống chiếc lá thô ráp.
Quy trình sản xuất
Bột trà xanh được nghiền từ búp trà (30%) và trà non (70%), không qua quy trình sơ chế phức tạp. Cụ thể quy trình sản xuất ra bột trà xanh chỉ gồm sấy khô, hái trà, nghiền nhuyễn. Thành phần chính là trà xanh, nghiền thành bột và khuấy với nước sôi uống được luôn phần bã trà.
Đối với bột Matcha làm hoàn toàn bằng búp trà non cây trà xanh. Búp trà mới đâm chồi sẽ được che nắng rồi thu hoạch, sử dụng hơi nước hấp chín. Sau đó sấy khô bằng gió, tách bỏ phần gân lá rồi nghiền thành bột mịn. Với quy trình sản xuất đặc biệt này, bạn có thể hòa tan Matcha trong nước.
Hương vị khác biệt của trà xanh và Matcha
Bột Matcha siêu mịn, khi sờ không bị lợn cợn hay cứng giống bột trà xanh. Bắt đầu thưởng thức bạn sẽ thấy tan trên đầu lưỡi, hơi đắng. Hậu vị sau đó khá ngọt ngào, cảm giác sảng khoái. Trà có hương nhẹ nhàng, tươi mát. Do bột này giữ được nhiều khoáng chất, nhất là sắt nên mang chút mùi tanh giống rong biển.
Đối với bột trà xanh, làm từ lá trà không loại bỏ cuộng hay gân. Do đó, bột trà xanh sẽ nặng và đặc hơn, dễ tan trong nước. Khi thưởng thức khá đắng, không để lại dư vị ngọt, vị trà khô, đôi khi còn hơi khét.
Tìm hiểu quy trình sản xuất Matcha chi tiết
Matcha là loại bột mịn nghiền từ búp non cây trà xanh. Do loại trà này chăm sóc khá đặc biệt nên thành phẩm cho ra đạt chất lượng tuyệt vời. Quá trình sản xuất chi tiết sẽ thực hiện qua năm bước cụ thể sau:
Chăm sóc cây trà làm Matcha
Khi trên cây xuất hiện chồi trà non đầu tiên vào đầu tháng 4 sẽ được che phủ bằng khung giàn lớn. Người ta dùng lưới đen hoặc phủ rơm phía trên tối thiểu ba tuần trước lúc thu hái. Quá trình che phủ này hỗ trợ tăng lượng EGCG, Theanine, Tanin. Bên cạnh đó là các hoạt chất có lợi tăng gấp 7 – 10 lần so với loại búp trà xanh thông thường.
Organic Matcha trải qua quy trình chăm sóc, canh tác và sử dụng những loại phân hữu cơ. Điển hình như cỏ vụn, các loại rau củ quả thừa, xác cây khô, bã cà phê, vỏ trứng, phân động vật, bã trà, rơm… Bên cạnh đó, người nông dân Nhật Bản còn dùng lá hoặc thân cây ủ dưới chân gốc trà. Mục đích để lôi cuốn sâu bọ từ trên cây xuống chân gốc. Lớp cỏ phân hủy cũng trở thành phân bón phù hợp để cây phát triển.
Thu hái búp trà làm Matcha
Theo lịch truyền thống Nhật Bản, “Lập xuân” rơi vào ngày 3 tháng 2. Đây là ngày mùa xuân đầu tiên thì sau đó 88 ngày là Hachijuhachi (ngày đặc biệt với người trồng trà). Vào ngày này, người ta sẽ thu hoạch trà dù ngày Hachijuhachi không trùng thời điểm giữa năm này năm kia.
Thông thường, Hachijuhachi diễn ra vào ngày đầu tiên tháng 5. Mẻ trà đầu tiên vào thời điểm này được thu hoạch cẩn thận. Những búp non đầu tiên được tuyển lựa, xem xét, thu hái bởi người sành trà nhằm đảm bảo tuyệt đối độ tươi, chất lượng cũng như hương vị Matcha về sau.
Hấp búp trà
Điểm khác biệt quan trọng của trà xanh Nhật Bản với các loại trà như trà xanh Trung Quốc, trà ô long, trà đen… đó là sau khi thu hoạch người ta sẽ hấp chín lá trà. Thời gian hấp trà kéo dài 15 – 20 phút.
Việc hấp trà cần thực hiện trong vòng 12 – 20 giờ sau khi hái búp xuống khỏi cành cây. Nhờ hấp trà mà bột Matcha làm ra không bị oxy hóa. Hấp trà giúp các búp trà giữ trọn hương thơm, màu xanh tự nhiên cùng những dưỡng chất quan trọng.
Làm lạnh sấy khô
Búp trà làm Matcha sẽ không xoắn hay cán rời như Sencha và Gyokuro. Thay vào đó, chúng phải trải qua nhiều giai đoạn trong máy khí lớn đa ngăn khác nhau. Các búp trà lúc này được thổi nhẹ xung quanh, làm mát nhờ luồng không khí lưu thông chậm rãi.
Để khô đều hơn, người ta phân tán búp trà trên mặt phẳng lớn. Khi kết thúc quá trình sấy, búp trà được đưa vào lồng đặc biệt tách cuộng và gân khỏi lá trà. Phần thịt lá giữ lại gọi là Tencha, nguyên liệu cuối cùng làm bột Matcha.
Nghiền Tencha thành bột Matcha
Người ta sẽ sử dụng cối đá Granite để nghiền Tencha thành bột mịn. Trải qua hơn 800 năm, đây là cách sản xuất bột Matcha truyền thống của người Nhật Bản. Với công nghệ vượt trội, người Nhật đã cho ra đời dây chuyền cối đá xay tự động. Thành phẩm tạo ra là loại bột với chất lượng đồng đều, đáp ứng tốt nhu cầu xuất nhập khẩu ra nước ngoài.
Công dụng tuyệt vời thường thấy của Matcha
Ngày nay, trà Matcha được dùng khá phổ biến để bổ sung cho cơ thể dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe. Người ta thường pha cùng nước nóng, sử dụng như thức uống bổ sung chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Công dụng tuyệt vời khi dùng Matcha đã được khoa học nghiên cứu, chứng minh. Dưới đây là một số công dụng điển hình nhất bạn cần biết:
Matcha chống lão hóa
Cũng giống một vài loại trà khác, nó chứa thành phần chống oxy hóa và chống tác động tiêu cực từ bức xạ tia cực tím UV. Điều này giúp cho làn da bạn giữ được nét trẻ trung. Theo một vài nghiên cứu, trong một ly trà Matcha chứa các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng bằng 10 ly trà xanh thông thường.
Giải độc bằng Matcha
Vài tuần trước lúc thu hoạch lá trà, cây trà xanh đã được che bóng để tránh ánh nắng từ mặt trời, tăng sản sinh chất diệp lục. Chất diệp lục trong Matcha hỗ trợ duy trì độ kiềm cho các mô và máu, làm sạch máu nhờ cách loại bỏ chất độc hóa học, kim loại nặng, các chất rối loạn nội tiết tố. Mặt khác, chất diệp lục còn ngăn ngừa các chất độc hại kết hợp với thành ruột kết, đẩy chúng khỏi cơ thể.
Matcha hỗ trợ ngừa ung thư
Thành phần Catechin trong Matcha được đánh giá là có khả năng ngừa ung thư. Trong các catechin, 60% là hợp chất epigallocatechin gallate (EGCG). EGCG giữ vai trò dọn sạch gốc tự do nguy hiểm. Bên cạnh đó, chất polyphenol trong trà cũng hỗ trợ ngăn chặn tế bào ung thư ác tính gia tăng, giảm nguy cơ bệnh ung thư khác phát triển.
Dùng Matcha để giảm cân
Bột Matcha gần như không chứa calo. Đặc biệt các catechin trong Matcha lại mang tính sinh nhiệt, thúc đẩy oxy hóa chất béo. Từ đó tăng cường cơ thể trao đổi chất nhằm nhanh đốt cháy calo hơn 4 lần, giảm tế bào mỡ mới hình thành. Không giống nhiều chế độ ăn kiêng hiện nay, nó giúp giảm cân nhưng không gây tác dụng phụ.
Thư giãn tinh thần với Matcha
Các nhà sư Phật giáo Thiền tông trong giờ thiền định thường uống trà này để giữ tỉnh táo và bình tĩnh. Nhờ quá trình thu hoạch đặc biệt nên trong Matcha chứa thành phần axit amin L-theanine nhiều hơn trà xanh thông thường gấp 5 lần. L-theanine là axit amin duy nhất chống lo âu, căng thẳng, làm thư giãn, tăng sức đề kháng, tăng sóng alpha trong não.
Thời điểm lý tưởng để uống Matcha đạt hiệu quả cao
Để đảm bảo đạt công dụng tích cực với sức khỏe, khi dùng bột Matcha bạn cần tuân thủ theo một vài nguyên tắc nhất định. Trà đậm đặc chất theanine, chất kích thích tương tự caffeine. Do đó, trước khi ngủ bạn không nên uống trà. Tương tự nhiều loại trà khác, bạn không nên uống trà này trong bữa ăn do có thể khiến khả năng cơ thể hấp thụ các vitamin trong thức ăn thuyên giảm.
Vậy nên uống Matcha vào thời điểm nào trong ngày. Theo sự khuyến khích của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên dùng loại bột này lúc mới thức dậy và trước khi ăn sáng. Bạn có thể bắt đầu với một cốc trà Matcha vào ngày mới để cơ thể cung cấp nước hoàn toàn, loại bỏ độc tố tích tụ những ngày trước đó. Tinh thần cũng sảng khoái hơn cho một ngày đầy năng lượng.
Đối tượng nào không nên dùng Matcha quá nhiều?
Tuy mang đến sức khỏe con người nhiều lợi ích tốt nhưng không phải đối tượng nào cũng hợp để dùng Matcha. Với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và phụ nữ đang mang thai nên tránh dùng Matcha. Do chất fluoride trong bột này có thể gây tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng đến khả năng thai nhi phát triển.
Ngoài ra, những người bị viêm loét dạ dày, người già dễ mất ngủ, sức khỏe yếu, người mắc bệnh thiếu máu cũng không hợp dùng Matcha. Trong quá trình dùng loại bột trà xanh này, bạn cũng cần chú ý thêm những điều sau:
- Chọn loại Matcha có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng, thơm ngon.
- Để pha trà bạn nên dùng nước lọc tinh khiết.
- Không nên uống Matcha quá nóng hoặc quá lạnh, quá loãng hay quá đặc. Bởi pha đặc dễ khiến bạn mất ngủ cả ngày dù chỉ uống một chén. Bên cạnh đó, sau khi pha Matcha xong nên thưởng thức ngay, tránh để nguội làm mất vị ngon.
- Không nên uống Matcha lúc cơ thể quá no hoặc quá đói. Bên cạnh đó, hạn chế uống trà buổi tối để không bị mất ngủ.
Kết luận
Matcha vừa có màu sắc bắt mắt, vừa mang đến người dùng nhiều công dụng tuyệt vời. Không chỉ pha trà, bạn có thể sử dụng làm nguyên liệu chế biến ra các món ăn, đồ uống hấp dẫn.