Giảo cổ lam bài thuốc dược liệu quý cho sức khỏe trường thọ

Giảo cổ lam được nhiều người ví như nhân sâm của người Việt bởi nó đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nó không chỉ là một vị thuốc đông y hữu hiệu để chữa bệnh mà còn được sử dụng làm thức uống hàng ngày của nhiều gia đình. Vậy loại cây này là gì? Tác dụng của loại cây đó ra sao? Bạn cùng chúng tôi đi giải đáp những thắc mắc về loại cây trên nhé!

Giảo cổ lam được biết đến là gì?

Đây là loại dược liệu quý được sử dụng làm vị thuốc cho những vua chúa từ thời xa xưa nhằm tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Tên khoa học của loại cây này là Gynostemma pentaphyllum hay còn được gọi với nhiều tên khác là cây trường sinh, cỏ trường thọ, sâm 5 lá, cây dền toàng,…

Bạn hiểu gì về giảo cổ lam?

Cỏ trường thọ là một cây thuốc trị được nhiều bệnh trong đông y. Nó được ghi nhận có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc. Tại Việt Nam, loại cây này được nhà khoa học phát hiện ở những vùng núi Phanxipang (Sapa) và vùng núi đá vôi Hòa Bình. Hiện nay, một số vùng ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã đưa vào canh tác và trồng cây trường sinh.

Mặc dù loại dược liệu này phổ biến ở những quốc gia Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu và được dùng làm những bài thuốc đông y hiệu quả. Tại Việt Nam, khi thu hoạch và nghiên cứu đã cho thấy chất lượng của cây trường sinh được trồng tại nước ta có chất lượng tương đương với hai loại tìm thấy ở Nhật Bản và Trung Quốc.

Đặc điểm của loại cây trường sinh

Cây trường sinh là một loại thực vật thân thảo, dây leo và nách lá có các tua cuốn đơn để leo lên. Lá của cây có đặc điểm lá kép hình chân vịt với lá xòe ra giống những ngón tay trên bàn tay. Mỗi cành gồm 5-7 lá, đôi khi là 9 lá. Bề mặt lá sần sùi, mặt trên có màu xanh lục đậm và mặt dưới có màu xanh nhạt hơn.

Hoa của loại cây trường sinh mọc thành từng cụm nhìn giống cái chùy, bao gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng, cánh hoa xòe ra như hình sao và có 3 vòi nhụy ở bầu hoa. Quả của cây có hình cầu với đường kính khoảng từ 5-9mm và có màu đen khi chín. Giảo cổ lam hiện nay gồm 3 loại được phân chia dựa trên đặc điểm của lá như sau:

  • Loại 3 lá: Cỏ trường thọ 3 lá thường có 3 lá ở phần to nhất của dây leo. Loại này thường ít được sử dụng trong y học. Nó có vị nhạt, không thơm bằng và ít công dụng hơn các loại còn lại.
  • Loại 5 lá: Cỏ trường thọ 5 lá được sử dụng nhiều nhất bởi nó có tác dụng tốt nhất trong 3 loại. Loại 5 lá này có mùi thơm nhẹ, sau khi phơi khô và hãm để uống sẽ thấy vị đắng. Tuy nhiên, sau đó sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh.
  • Loại cỏ trường thọ 7 lá: Loại này cũng gần như 3 lá nhưng vị đắng và khó nuốt hơn. Khi phơi khô và uống sẽ không cảm nhận được mùi thơm. Công dụng của nó cũng kém hơn so với loại 5 lá.
Giảo cổ lam được biết đến là gì?
Giảo cổ lam được biết đến là gì?

Công dụng tốt của giảo cổ lam đối với cơ thể

Nếu như bạn vẫn đang đi tìm một bài thuốc có thể giúp đẩy lùi được bệnh tật và tăng cường sức khỏe đồng thời kéo dài tuổi thọ thì cỏ trường sinh chính là một sự lựa chọn sáng suốt. Với những thành phần tá dược có trong chính loại cây này đã đem lại những công dụng tuyệt vời.

Thành phần tá dược có trong loại cây trường sinh

Trước khi tìm hiểu về tác dụng của loại cây này thì bạn nên tìm hiểu về các thành phần có trong cây. Thành phần chính được tìm thấy ở loại cây giảo cổ lam này là flavonoid và saponin. Với hàm lượng chất saponin lớn, cây trường sinh không chỉ được sử dụng để điều trị trực tiếp mà còn dùng để điều chế những thực phẩm đông y khác.

Đây là hai hoạt chất có tác dụng đặc biệt nhằm kích thích tuần hoàn máu và hỗ trợ quá trình miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, trong thành phần của loại cây này còn được ghi nhận chứa nhiều loại vitamin và những chất xơ khác. Bên cạnh đó, hàm lượng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kẽm, sắt cũng được tìm thấy trong thành phần cây trường sinh là khá lớn.

Tác dụng của cây giảo cổ lam mà bạn nên biết

Với thành phần tá dược của loại cây này mà nó chứa rất nhiều công dụng. Nó được ngành khoa học tiên tiến nghiên cứu chuyên sâu và kỹ lưỡng trên nhiều đối tượng bệnh lý khác nhau. Cụ thể những công dụng mà nó đem lại bao gồm:

  • Hạ đường huyết và hỗ trị điều trị, ngăn ngừa những biến chứng của căn bệnh tiểu đường type 2. Hoạt chất saponin có trong cây trường sinh được nghiên cứu và chứng minh có thể làm giảm và ổn định đường huyết, cải thiện được biến chứng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
  • Giảm được cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch và phòng ngừa tai biến mạch máu não cùng các bệnh tim mạch. Những hợp chất có trong giảo cổ lam giúp giảm được cholesterol toàn phần, triglycerid và chất LDL có hại cho sức khỏe.
  • Điều trị bệnh tăng huyết áp đồng thời phòng ngừa những bệnh về tim mạch: tăng huyết áp, làm giảm các cơn đau tim,…Ngoài ra, loại cây này hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường thể lực.
  • Ngoài ra, nhiều người còn phơi khô và hãm làm nước uống để giảm những bệnh về gan và tăng cường sức khỏe của lá gan. Ngoài ra, cỏ trường thọ còn có những tác dụng như: giúp giải tỏa căng thẳng, điều trị mất ngủ; chữa đau dạ dày mãn tính; chữa ho và viêm phế quản; ngăn ngừa rụng tóc và chống lão hóa da,…
Công dụng tốt của loài cây này đối với cơ thể
Công dụng tốt của loài cây này đối với cơ thể

Cách sử dụng giảo cổ lam bạn nên biết

Bộ phận thường được sử dụng của cây trường sinh là cành non và lá. Mùa hạ là thời điểm cây được thu hoạch nhiều nhất. Sau khi thu hái, cây được rửa sạch và đem đi phơi khô, cành non được cắt thành đoạn ngắn từ 2-3cm để tiếp tục sấy hoặc phơi khô để dùng dần. Với lá thì sau khi phơi có thể cắt nhỏ để sử dụng ngay hoặc nghiền bột để làm thành trà túi lọc.

Tùy vào mục đích sử dụng cỏ trường thọ mà cách dùng cũng khác nhau. Chúng ta có thể dùng để nấu nước hãm, pha trà hoặc sắc làm nước uống chung với các loại dược liệu khác. Tuy nhiên, cách mà mọi người sử dụng cỏ trường thọ phổ biến nhất là pha trà.

  • Cách dùng cỏ trường thọ riêng: Cho 20g cỏ trường thọ đã phơi khô vào ấm hãm trà và rót nước sôi vào. Mọi người có thể uống trà giảo cổ lam thay cho nước lọc hàng ngày.
  • Cách dùng cỏ trường thọ với các loại dược liệu khác: Cho 20g cà gai leo, cây trường sinh và xạ đen (mỗi loại 30g) vào bình hoặc ấm. Tiếp theo rót 1,5 l nước sôi vào và ủ từ 30 phút là có thể sử dụng được.
Cách sử dụng giảo cổ lam bạn nên biết
Cách sử dụng giảo cổ lam bạn nên biết

Đối tượng sử dụng giảo cổ lam bao gồm những ai?

Cỏ trường thọ là một loại thảo dược đem lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người nên chúng có thể được sử dụng trên nhiều đối tượng khác nhau. Cụ thể là những người:

Người cao huyết áp, người bị thiểu năng tuần hoàn não; Người bị tiểu đường type 2; Người mắc bệnh về mỡ máu, tim mạch; Người bị béo phì. Ngoài ra, nó được khuyên sử dụng với người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt sau tai biến, người muốn tăng cường sức đề kháng hoặc người trung niên muốn sử dụng thay trà.

Với các trường hợp phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi hay người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép không nên sử dụng cây trường sinh bởi nó có thể đem đến những tác dụng không mong muốn do hoạt chất saponin có trong đó. 

Sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú như thế nào?

Đối với phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú: sử dụng giảo cổ lam có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho đứa bé  xuất hiện trong thai kỳ. Nếu phụ nữ cho con bú sử dụng cũng gây ảnh hưởng xấu đến con.

Người sử dụng có hệ miễn dịch kém

Người mắc những bệnh về tự miễn hoặc đang sử dụng thuốc giảm hệ miễn dịch: Những người mắc bệnh tự miễn như đa xơ cứng, lupus, viêm khớp dạng thấp,… không được sử dụng cỏ trường thọ vì có khả năng kích thích hệ miễn dịch và tăng triệu chứng của bệnh, giảm hiệu quả thuốc miễn dịch. 

Rối loạn xuất huyết

Người chuẩn bị phẫu thuật hoặc bị rối loạn xuất huyết: Cây trường sinh có thể gây đông máu chậm và tăng nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật hoặc hậu phẫu. Trước khi phẫu thuật 2 tuần, người bệnh cần ngưng sử dụng cỏ trường thọ.

Đối tượng sử dụng cây này bao gồm những ai?
Đối tượng sử dụng cây này bao gồm những ai?

Tác dụng phụ không mong muốn của cỏ trường thọ

Tác dụng phụ của giảo cổ lam không có nhiều và dễ dàng khắc phục. Dưới đây là những tác dụng phụ và cách khắc phục. Nếu bạn hoặc người thân gặp triệu chứng thì có thể áp dụng cách khắc phục của chúng tôi đã đưa ra.

  • Dùng giảo cổ lam khi bị mất ngủ và khó ngủ: Nếu người bệnh sử dụng dược liệu này trước khi đi ngủ có thể gây tình trạng mất ngủ. Các chuyên gia khuyên bạn không nên sử dụng cây trường sinh vào buổi tối vì nó kích thích thần kinh gây hưng phấn. Cách khắc phục là bạn cần thay đổi thời gian sử dụng, nên uống cỏ trường thọ vào sáng hoặc chiều sẽ giúp cơ thể tỉnh táo.
  • Hạ huyết áp là một trong những tác dụng phụ của cỏ trường thọ. Khi lạm dụng quá nhiều bài thuốc này sẽ gây nên tình trạng hạ huyết áp đột ngột và tạo cho người bệnh cảm giác mệt mỏi. Vì vậy, bạn chỉ nên uống đúng liều lượng được quy định, với những ai có huyết áp thấp thì có thể cho thêm mấy lát gừng vào hãm trà.
  • Dùng trà giảo cổ lam gây chứng đầy bụng: Trường hợp này xảy ra có thể do trà đã để qua 1 đêm mà bạn vẫn tiếp tục sử dụng. Bạn không nên dùng trà đã để qua đêm vì nó đã bị biến chất và gây nên đầy bụng.
Tác dụng phụ không mong muốn của giảo cổ lam
Tác dụng phụ không mong muốn của giảo cổ lam

Kết luận

Giảo cổ lam là một trong những bài thuốc quý được sử dụng để ngăn ngừa và chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Vì vậy, dựa theo đối tượng được phép sử dụng loại cây này mà mọi người có thể dùng nó hằng ngày. Đó có thể là hãm trà để uống thay nước lọc hoặc kết hợp với những dược liệu khác để sử dụng. Chắc chắn nó sẽ giúp bạn  một sức khỏe tốt và dẻo dai.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất