Giảo cổ lam là một trong những dược liệu cổ quý hiếm được sử dụng với rất nhiều công dụng trong y học. Chính vì vậy, giảo cổ lam còn được ưu ái đặt tên – cỏ trường thọ. Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh các tác dụng của giảo cổ lam với những bằng chứng rất rõ ràng.
Giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch
Năm 1999, GS.Phạm Thanh Kỳ cùng các cộng sự đã công bố những đánh giá bước đầu về tác dụng của giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol máu. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần tới 71% so với nhóm không sử dụng. Kết quả đã được đăng tải trên tạp chí dược liệu năm 1999.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Cây giảo cổ lam 7 lá có những đặc tính y học như thế nào?
- Cây giảo cổ lam 5 lá có tốt hơn 7 lá như mọi người nghĩ?
- Cách dùng Giảo cổ lam giúp phát huy tối đa công dụng
Một nghiên cứu khác của tác giả Samer Magalii, trường đại học Sydney Úc công bố năm 2005 khẳng định: Giảo cổ lam có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL (LDL là một loại cholesterol xấu trong máu, loại cholesterol này làm tăng nguy cơ xuất hiện các mảng xơ vữa độngmạch và các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ..). Theo kết quả nghiên cứu này thì sử dụng giảo cổ lam làm giảm lượng triglyceride trong máu 85%, cholesterol toàn phần 44% và giảm lượng LDL 35%, tác dụng này tương đương với một loại thuốc được ưu tiên lựa chọn cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu hiện nay
Ngoài những nghiên cứu này, trên thế giới có hàng trăm nghiên cứu khẳng định tác dụng của giảo cổ lam đối với bệnh cholesterol máu cao, đã được đăng tải trên tạp chí y khoa Hoa Kỳ Pubmed.
Tác dụng của giảo cổ lam đối với lượng đường trong máu
Năm 2004, Viện Dược liệu Trung ương kết hợp với Viện Karolinska Thụy Điển đã tìm ra hoạt chất mới từ cây giảo cổ lam có tác dụng kích thích tạo. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được hoạt chất này và một saponin mới và đặt tên là Phanosid (lấy tên nhà khoa học Đào Văn Phan, trưởng nhóm nghiên cứu). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, phanosid đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là khi nồng độ glucose cao, độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với phanosid tốt hơn so với nồng độ glucose thấp. Điều này có nghĩa là giảo cổ lam hầu như không làm hạ đường huyết khi nồng đường trong máu ở giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết ở những người có nồng độ đường huyết cao.
Năm 2007, nhóm tác giả này tiếp tục nghiên cứu và đã tìm ra cơ chế kiểm soát đường huyết của phanosid là do chất này có khả năng kích thích tiết từ đảo tụy.
Năm 2010, một thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 được thực hiện. Kết quả cho thấy dùng trà giảo cổ lam sau 4 tuần với mức liều 6g/ngày thì so với trước khi sử dụng nồng độ đường trong máu giảm 3 mmol/l.
Năm 2011, TS. Vũ Thị Thanh Huyền (Bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội) phối hợp với Hội Đái tháo đường Thụy Điển thực hiện thử nghiệm lâm sàng, trên 65 bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương. Các bệnh nhân có chỉ số đường huyết trong khoảng 9 đến 14 mmol/l, sử dụng giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày (tương đương 3 gói trà giảo cổ lam 2g), trong thời gian 12 tuần. Kết quả: sau 12 tuần sử dụng trà giảo cổ lam làm giảm đường huyết xuống 3 mmol/l so với nhóm chứng (nhóm không sử dụng giảo cổ lam).
Tác dụng của giảo cổ lam đối với bệnh tim mạch
Giảo cổ lam có tác dụng làm giảm cholesterol máu, giúp ngăn ngừa xơ vữa mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng lên não nên giúp người bệnh tỉnh táo, sảng khoái, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc. Các nhà khoa học chứng minh giảo cổ lam có tác dụng ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Ngoài ra gần đây, GS.TSKH. Trần Văn Sung (nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) còn phát hiện ra chất Adenosin trong giảo cổ lam 5 lá, không thấy hiện diện trong 3 lá và 7 lá có tác dụng rất tốt cho tim mạch.
Tác dụng chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch
Có thể bạn quan tâm:
- Bình thủy tinh – Tất tần tật công dụng mà bạn nên biết
- Ấm chén Bát Tràng và những điều cần biết khi chọn mua
GS.TS. Phạm Thanh Kỳ cùng PGS.TS.Trần Lưu Vân Hiền đã chứng minh chiết xuất giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u một cách rõ rệt. Kết quả đã được đăng tải trên tạp chí dược học số 5/2011.
Năm 2012, GS.TS. Phạm Thanh Kỳ cùng các cộng sự Hàn Quốc đã lần đầu tiên tìm thấy hoạt chất saponin mới trong giảo cổ lam và đặt tên là gypenosid VN 01 – 07. Các chất này được chứng minh là có khả năng tiêu diệt mạnh tế bào ung thư phổi, vú, đại tràng, tử cung.
Hiện nay, các chế phẩm từ cây giảo cổ lam đã được sử dụng chính thức trong hỗ trợ điều trị ung thư tại nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Nga…
Tác dụng khác của giảo cổ lam
Gần đây, các nhà khoa học còn chứng minh tác dụng của giảo cổ lam đối với bệnh béo phì. Giảo cổ lam giúp hoạt hóa men AMPK, một men có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa chuyển hóa năng lượng, thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, giúp cải thiện tình trạng béo phì.
Ngoài ra, tác dụng của giảo cổ lam còn do dược liệu này chứa các Flavonoid (chất có tác dụng chống lão hóa mạnh) và cùng nhiều acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng, đặc biệt giàu canxi hữu cơ… giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, giúp tiêu hóa tốt, ăn ngủ tốt.
Trên đây là những tác dụng của giảo cổ lam đến với sức khỏe, đây là một loại cây mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể con người.
Tổng hợp: tra247.net