Ấm trà Tử Sa tạo nên hương vị đặc biệt khi thưởng thức trà

Ấm trà Tử Sa là loại trà cụ quen thuộc của giới thưởng trà. Đây là loại ấm khá đặc biệt bởi chúng được nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Nhờ chứa các khoáng chất vi lượng vì vậy khi pha trà bằng ấm tử sa sẽ giúp bạn có những tách trà với hương vị thơm ngon.

Nguyên liệu đất đặc biệt làm nên ấm trà Tử Sa

Nguyên liệu làm nên ấm Tử Sa là loại đất sét đặc biệt được lấy từ nguồn đất tại núi Hoàng Long và Thanh Long ở Nghi Hưng, Trung Quốc. Sự kết hợp với tỉ lệ hài hòa giữa các thành phần như Kaolinit, Hydromica, Thạch anh, vụn Mica và khoáng sắt đã tạo một loại đất sét tên gọi Tử Sa, được khai thác, khảm tác, nung trong điều kiện oxy và nhiệt độ cao tạo nên những tác phẩm Ấm trà Tử Sa kiệt hảo.

Thành phần đất tương tự cũng được tìm thấy tại nhiều khu vực lân cận, tuy nhiên chất đất tại Nghi Hưng mới thể hiện được những đặc điểm như độ dẻo tốt, ít bị co ngót sau nung, thích hợp nhất để tạo nên một Ấm trà Tử Sa.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Nguyên liệu đất đặc biệt
Nguyên liệu đất đặc biệt làm nên ấm trà Tử Sa

Đất thô mới khai thác rất cứng và khô chắc, phải qua quá trình xử lý, tinh luyện, phơi ngoài trời, theo năm tháng phong hóa các thành phần hữu cơ với điều kiện nắng mưa tự nhiên của thời tiết. Trải qua nhiều năm tháng, thời gian phong hóa càng lâu, chất lượng đất càng tốt.

Qua nhiều công đoạn xử lý như làm khô, sàng, nghiền nhỏ thu bột mịn, sàng khuấy với nước, hút chân không, tạo thành thỏi đất sét mịn dẻo, có độ ẩm thích hợp và tính liên kết cao. Giảm nứt nẻ trong quá trình nung bởi nhiệt.

Chất đất Tử Sa có 3 màu cơ bản: màu tím, màu xanh và màu đỏ. Có thể pha tạo ra các màu khác nhau với tỉ lệ thích hợp tạo nên ” Tử Sa ngũ sắc” hay “Tử Sa tứ quý“. Chính vì thế có thể nói, từ khâu nguyên liệu chọn loại đất, xử lý đất cũng đã góp phần làm nên sự đặc biệt của những chiếc ấm trà Tử Sa.

Cấu trúc của một ấm Tử Sa

Cấu trúc cơ bản của một ấm trà Tử Sa bao gồm:  Thân, nắp, nút, vòi rót, tay cầm, và chân đáy. Từng bộ phận được tạo hình riêng biệt sau đó được đính lại với nhau tạo thành ấm trà hoàn chỉnh.

Phần Thân ấm

Chính là phần quan trọng nhất của ấm trà, là phần thân chính của ấm, có chức năng chứa đựng, giữ độ ấm hãm trà.

Theo hình dáng, có thể phân loại thành 3 dạng chính: Dáng tròn (Ấm Xuyết Cầu, Nhũ Tây Thi, Ấm Thang Bà, Hoa Dĩnh, Báo Xuân Mai…) dáng vuông (Ấm Tuyền Lư, Ấm Tứ Phương, Ấm Lăng Hình Tứ Phương, Á Minh Tứ Phương…), nón cụt (Ấm Tử Sa Thạch Biều…), ngoài ra còn có nhiều kiểu dáng nghệ thuật khác thể hiện sự đa dạng và cá tính phá cách của nghệ nhân (Ấm Hư Biến, Giá Cô Đề Lương, Long Đầu Nhất Khổn Trúc, Tùng Thử Bồ Đào, Ngư Hóa Long…)

Phần Thân ấm
Phần Thân ấm

Thân ấm trà Tử Sa có độ dày thích hợp, đảm bảo chức năng chứa đựng và giữ nhiệt tốt để hãm trà, Thân ấm thẩm thấu hương trà, chất đất Tử Sa càng dùng lâu, pha trà càng ngon. Để đảm bảo hương vị, ấm Tử Sa nên dùng cho một loại trà nhất định

Phần Nắp ấm

Nắp ấm được xem như cánh cửa ra vào của Ấm trà, sự kết hợp giữa Nắp ấm và Thân ấm được gọi ví von là “Thiên áp Địa”, hòa quyện giữa đất trời. Tùy vào từng loại ấm Tử Sa mà viền ngăn cách giữa nắp và thân tạo thành thể thống nhất hay có bờ viền lộ ra bên ngoài.

Dù ở kiểu dáng nào thì nắp ấm trà Tử Sa phải luôn đạt đủ các yêu cầu sau: Nắp và Thân được khớp liền mạch với nhau một cách tương đối nhưng chắc chắn, đảm bảo khi rót trà phần nắp không bị rơi ra. Giữa nắp và miệng ấm vừa đảm bảo độ khít nhất định vừa đảm bảo dễ dàng tách rời. Bờ viền của nắp và miệng ấm tròn, đều đặn, nắp ấm có thể xoay được quanh miệng ấm.

Vòi rót

Vòi rót được thiết kế đa dạng và vô cùng uyển chuyển, có thể cong S hoặc thẳng nghiêng với độ dài ngắn khác nhau, tuy nhiên vị trí tiếp xúc với thân ấm luôn đặt tại 1/3 dưới đến 1/3 trên của thân ấm.

Khi hãm trà, hương vị trà thẩm thấu trong nước, vị trí giữa thân ấm là sự hòa quyện hương vị tuyệt hảo nhất, nếu vị trí này quá thấp, cạnh đáy ấm thì sẽ bị nhiều cặn trà khi rót, nếu như quá cao, lá trà nổi trên bề mặt sẽ bịt kín lưới lọc hay lỗ thoát ra của nước trà khi rót. Lỗ thoát có thể dạng đơn, hình cầu, hoặc dạng lưới.

Quai ấm trà tử sa

Quai ấm trà tử sa
Quai ấm trà tử sa

Có thể bạn quan tâm:

Quai ấm là bộ phận để cầm nắm chắc chắn ấm trà khi rót, có ba dạng phổ biến như quai cầm cuối, tay cầm ngang, quai xách.

Tay cầm cuối: dạng này khá phổ biến vì dễ sử dụng, có hình cong chữ C nối từ phần trên với đáy thân ấm, đối xứng với vòi ấm qua thân, một cách chắc chắn và tiện dụng.

Tay cầm ngang: (Tay cầm đặt vuông góc với trục ấm, hợp với vòi ấm một góc 90 độ, thường thấy ở ấm Tử Sa Đường Vũ)

Quai xách: Thường thấy trong các kiểu ấm Tử Sa Nhất Lạp Châu, Ấm Dương Đồng, Đại Bân,… với đặt điểm hai khóa xách được đính đối xứng ở trên đỉnh thân ấm, được nối với nhau bằng quai xách kim hoại hoặc rễ tre dát mỏng.

Đáy ấm trà

Đáy ấm là chân đế, liên quan đến sự vững chắc của một ấm trà, ngoài ra đối với ấm trà Tử Sa , Đáy ấm còn là nơi thể hiện hình ảnh Thương hiệu của Tác giả làm ra nó, có thể chạm ấn ở mặt trong hoặc mặt ngoài của đáy ấm. Tuy nhiên, ngày nay việc sử dụng công nghệ để khắc con dấu nên sử dụng dấu ấn thương hiệu để phân biệt thật giả không hoàn toàn đáng tin cậy.

Trên đây là những thông tin mình tổng hợp lại được về ấm trà Tử Sa, mong rằng bạn sẽ chọn được cho mình một loại ấm trà phù hợp nhé.

Tổng hợp: tra247.net

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất